Phương pháp và cách chống thấm tường triệt để 100% & Tiết kiệm
Mục Lục
Phương pháp và cách chống thấm tường giải pháp bảo vệ tối ưu cho công trình nhà bạn. Ngăn cản các tác nhân gây hại từ môi trường, thời tiết và nhiệt độ cao. Vì tường nhà là nơi thường xuyên bị nước thấm vào nhất là vào mùa mưa nguy cơ thấm dột rất cao.
Do đó, khi để lâu ngày sẽ gây ăn mòn bề mặt và dẫn đến tình trạng thấm dột. Vì vậy, chúng ta phải hết sức chú tâm đến công tác chống thấm tường đối với nhà của mình.
Thông qua bài viết này, công ty chống thấm Thành Đạt sẽ giới thiệu đến các bạn một số cách chống thấm tường. Đem lại hiệu quả triệt để mà chúng tôi đã dùng để xử lý sự cố gây thấm dột cho rất nhiều công trình. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết nhé!
Phương Pháp Và Cách Chống Thấm Tường/Ngăn Không Gây Thấm Lại Hiệu Quả 100%
1.Chống thấm tường ngoài trời cho công trình nhà cũ
Bước 1: Vệ sinh bề mặt của tường
Do quá trình sử dụng lâu dài, còn là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết. Mà nơi bề mặt của tường ngoài trời khó tránh khỏi sự cố gây bong tróc lớp sơn. Xuất hiện một vài vết nứt hoặc lồi lõm do giãn nở vật liệu.. Ngoài ra còn do các tác động của ngoại cảnh dần hình thành các vết xước mẻ tường.
- Cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ bị bong tróc, các mảng vữa liên kết yếu. Dùng chổi sắt – bay để cạo hoặc dùng máy đánh để quét sạch sẽ các lớp này đi.
- Trám – vá lại những vị trí tường bị nứt rãnh, sử dụng các loại keo silicon để trám – vá. Hoặc thanh thủy trương hay các vật liệu tương ứng với độ rộng của vết nứt.
- Trát lại những chỗ tường bị bung nở nhiều. Tạo nên mặt phẳng thật đều để thuận tiện cho công tác thi công. Còn giúp cải tạo lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho tường nhà và tránh đọng nước.
Bước 2: Phun lớp lót chống thấm
Bạn nên phủ một lớp lót này, để gia tăng khả năng liên kết cho lớp tường cũ & vật liệu chống thấm.
Bước 3: Thi công chống thấm tường
Có rất nhiều cách và phương pháp để áp dụng cho hạng mục này. Bạn có thể tham khảo:
- Chống thấm bằng dung dịch phun có gốc silicat, gốc bitum…
- Trát lại bề mặt, sử dụng vữa chống thấm chuyên dụng đối với tường nhà đã quá xuống cấp.
- Sử dụng sơn chuyên dụng để hình thành lớp bảo vệ, ngăn chặn nước tốt nhất cho tường ngoài trời.
2.Chống thấm tường ngoài trời cho công trình nhà mới xây
Bước 1: Dùng dao làm sạch bề mặt
Giúp loại bỏ sần sùi, cát mịn cho tường nhà (Bước này không bắt buộc). Tường nhà phải đảm bảo luôn khô ráo, để các vật liệu chống thấm có thể bám dính tốt hơn.
Bước 2: Phun lớp lót chống thấm
Sau khi đã tạo được bề mặt chắc khỏe, trước khi thực hiện chống thấm. Bạn nên phủ một lớp lót này, để gia tăng khả năng liên kết cho lớp tường cũ & vật liệu chống thấm.
Bước 3: Thi công chống thấm tường
Trong quá trình thi công bạn phải hết sức cẩn thận. Đảm bảo an toàn khi treo/máng các dụng cụ để đứng làm. Những đồ dùng này phải được thắt dây an toàn nhằm tránh bị rơi đổ ra. Có rất nhiều cách và phương pháp để áp dụng cho hạng mục này. Bạn có thể tham khảo:
- Chống thấm bằng dung dịch phun có gốc silicat, gốc bitum…
- Trát lại bề mặt, sử dụng vữa chống thấm chuyên dụng đối với tường nhà đã quá xuống cấp.
- Sử dụng sơn chuyên dụng để hình thành lớp bảo vệ, ngăn chặn nước tốt nhất cho tường ngoài trời.
3.Chống thấm tường cho nhà vệ sinh
Đối với tương bị thấm dột ở công trình nhà cũ, nhà đã xuống cấp. Bạn nên bám sát các bước thực hiện sau đây:
Bước 1: Cạo bỏ lớp sơn bị bong tróc cho tường. Sau đó vệ sinh sạch sẽ những điểm bị thấm, thường sẽ có các lớp rong rêu bao phủ.
Bước 2: Tìm vị trí những kẽ hở, vết nứt/toác lớn do vật liệu sử dụng lâu ngày bị co giãn.
Bước 3: Dùng hồ vữa trám kín những vết hở này lại đối với tường nội thất. Còn tương ngoại thất chúng ta sử dụng bột chuyên dụng riêng.
Bước 4: Khắc phục bằng sơn chống thấm, phủ từ 1 đến 2 lớp sơn chống thấm. Lưu ý: Đảm bảo bề mặt sơn luôn được sạch sẽ và khô thoáng. Mức độ ẩm yêu cầu cho tường là nhỏ hơn 16%.
Ghi nhớ: Khi khắc phục bằng sơn chống thấm, bạn nhớ phải làm sạch tường cũ. Không thì lớp sơn mới này sẽ không thể bám chặt và không đảm bảo được chất lượng.
Tham khảo thêm cách chống thấm tường hiệu quả nhất tại đây nhé