Đội thi công sơn bả Chuyên Nghiệp, Kinh Nghiệm Lâu Năm tại TPHCM

Ngày nay, để tăng tính thẩm mỹ cho công trình sau khi sơn, rất nhiều hộ gia đình đã lựa chọn sử dụng biện pháp sơn bả thay cho biện pháp truyền thống đó là sơn trực tiếp. Tuy nhiên, kỹ thuật thi công sơn bả lại tương đối khó do đó, trước và trong quá trình thực hiện bạn cần phải chú ý quan sát tỉ mỉ và theo dõi kỹ lưỡng. Đội thi công sơn bả dày dặn kinh nghiệm, chuyên nghiệp thì mới có thể đảm bảo đạt chuẩn chất lượng công trình hoàn thiện. Thông qua bài viết này, Thành Đạt sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện sơn bả đúng kỹ thuật. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Quy Trình Thi Công Được Đội Thi Công Sơn Bả Chuyên Nghiệp Thực Hiện

Trước khi đến với quy trình thực hiện sơn bả, bạn cần nắm rõ sơn bả là gì. Khi đã nắm rõ được các thông tin cơ bản của sơn bả, quá trình theo dõi sẽ dễ dàng nắm bắt hơn. Từ đó, mới có thể đảm bảo đạt chuẩn chất lượng công trình.

1/Sơn bả là gì?

_ Sơn bả là hình thức sơn nhà có áp dụng thêm bả matit, sử dụng để trát lên bề mặt của tường giúp tường bóng, mịn hơn, sau khi sơn còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt tường cũng như ngôi nhà.

Đội thi công sơn bả

Đội thi công sơn bả

_ Ngày nay rất nhiều hộ gia đình đã chuyển từ hình thức sơn trực tiếp sang hình thức sơn bả này, tuy dòng sơn bả có mức phí cao hơn so với dòng sơn trực tiếp nhưng các ưu điểm của sơn bả lại ưu việt hơn hẳn sơn trực tiếp như:

  + Sơn bả ở dạng chất bột bả có tính năng thấm hút, không gây ra tình trạng ẩm mốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng 

  + Sử dụng sơn bả giúp cho bề mặt tường trở nên nhẵn mịn và không bị sần sùi. Điều này sẽ giúp cho ngôi nhà trở nên mới mẻ, tinh tế hơn, các màu sơn này cũng có độ chuẩn màu cao hơn.

2/Quy trình thi công sơn bả cho tường nhà

Vệ sinh bề mặt

Với các công trình mới xây, trước khi thực hiện sơn bả lưu ý phải để cho bề mặt của tường khô ráo hoàn toàn (khoảng 7 ngày).

Sau khi bề mặt của tường đã khô hoàn toàn thì bắt đầu loại bỏ các chất bẩn gây ảnh hưởng đến sự bám dính của lớp bột bả hay lớp sơn phủ bằng những loại đá mài. Khi mài phải tạo độ phẳng tương đối cho phần bề mặt tường.

Sau khi loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn thì lấy giấy nhám để chà lại phần bề mặt một lần nữa và tiếp theo là làm sạch bụi bẩn sử dụng máy nén khí hay khăn sạch thấm nước.

Nếu bề mặt của tường quá khô sau khi đã làm sạch bề mặt tường thì nên làm ẩm tường. Bằng cách sử dụng Rulo lăn qua tường + nước sạch. (Nên lăn một lớp mỏng, không được lăn quá nhiều nước).

Trát sơn bả matit

  • Kiểm tra độ ẩm phần bề mặt cần trát bả.

Thông thường để cho bả có thể bám dính tuyệt đối thì độ ẩm của phần bề mặt tường khoảng từ 25 – 30%. Nếu phần bề mặt quá khô thì nên lăn một làn nước mỏng.

  • Trộn bột bả với nước.

Cách trộn bột bả tường: Thường thì tỷ lệ trộn bột bả nước là: 3 – 3.5 (01 bao bột bả 40kg thì lấy 14l – 16l nước sạch trộn). Quá trình đổ bột vào nước nên đổ thật chậm để tránh gây vón cục. Sau khi đổ xong nên dùng máy trộn hoặc cây khuấy và trộn cho đều bột. Chờ khoảng 7 – 10 phút trước khi sử dụng bột bả đã trộn.

  • Trét bột bả.

Dụng cụ cần thiết: Dao bả, bàn bả.

_ Lớp bả đầu tiên: Trét 01 lớp bột bả lên trên tường bằng bàn bả, chờ khô 2h. Sau đó, lấy giấy nhám loại chà lên trên bề mặt vừa trát để giúp làm phẳng bề mặt rồi mới tiến hành vệ sinh và làm sạch các bụi bột.

_ Lớp bả thứ hai: Hòa bột với nước theo tỷ lệ nhất định rồi trộn đều và chờ khô. Sau 24h chờ khô thì lấy loại giấy nhám mịn và chà phẳng bề mặt (không lấy giấy nhám thô. Vì sẽ làm xước phần bề mặt mịn của bột bả. Sau đó mới tiến hành đến các bước sơn phủ. Tại những vị trí bề mặt không bằng phẳng, xuất hiện nhiều vết lồi lõm thì nên lấy bả để sửa tối đa 02 lần. Làm sạch các bụi phấn bằng máy nén khí hoặc vải ướt. Đây là bước cực kì quan trọng trong quá trình thực hiện sơn bả. Chúng ảnh hưởng rất cao đến khả năng bong tróc và bám dính của lớp sơn.

  • Sơn lót

Trước khi thực hiện sơn lót thì cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ phần bề mặt. Không còn vết bẩn hoặc bụi bẩn dính vào hoặc phần tường có bề mặt cần ốp mà chưa được ốp. Thì không được quét sơn lót ở mặt còn lại trong bức tường.

Dù là sơn lót nội hoặc ngoại thất thì cũng cần đảm bảo pha theo đúng tỉ lệ – định mức của nhà sản xuất hướng dẫn. Các lớp sơn lót cũng chú ý tham khảo qua nhà cung cấp. Hãy dùng con lăn, súng phun sơn hoặc dùng chổi quét lên khu vực đã xả nhám.

  • Sơn phủ màu

_ Sơn màu nước 1

Nhằm đảm bảo sơn được phủ đều màu bức tường thì cần tuân thủ đúng quy trình & kỹ thuật sơn phủ màu. Thao tác pha màu sơn cần pha chuẩn tỉ lệ hướng dẫn từ nhà sản xuất. (mỗi lần pha màu phải pha theo đúng tỉ lệ giống nhau nhằm tạo màu sơn luôn đồng nhất). Phải dùng con lăn lăn lại thật nhiều lần để tăng sự bám dính & tráng mỏng màng sơn.

_ Sơn màu hoàn thiện

Sau khi sơn nước tối thiểu 3 giờ thì mới bắt đầu sơn hoàn thiện. (phải làm sạch bề mặt sơn nước rồi mới sơn hoàn thiện). Quá trình pha màu sơn nước nên tham khảo qua các đơn vị cung cấp sơn và phải dựa theo đúng tỉ lệ mà đơn vị cung cấp đưa ra. Mỗi lần pha màu phải pha theo đúng tỉ lệ giống nhau nhằm tạo màu sơn luôn đồng nhất. Có thể sơn khoảng 1-2 lớp sơn hoàn thiện dựa vào màu sắc bạn lựa chọn.

Rate this post

Bài Viết Liên Quan

Công ty tư vấn dịch vụ thợ sơn nhà tại Hà Nội – Giảm giá 20% Công ty tư vấn dịch vụ thợ sơn nhà tại Hà Nội – Giảm giá 20%
Mục Lục1 Bảng báo giá chi tiết dịch vụ sơn nhà trọn gói giá rẻ tại Hà Nội của...
Công ty tư vấn dịch vụ thợ sơn nhà tại Vũng Tàu – Giảm giá 20% Công ty tư vấn dịch vụ thợ sơn nhà tại Vũng Tàu – Giảm giá 20%
Mục Lục1 Bảng báo giá chi tiết dịch vụ sơn nhà trọn gói giá rẻ tại Vũng Tàu của...
Công ty tư vấn dịch vụ thợ sơn nhà tại Đồng Nai – Giảm giá 20% Công ty tư vấn dịch vụ thợ sơn nhà tại Đồng Nai – Giảm giá 20%
Mục Lục1 Bảng báo giá chi tiết dịch vụ sơn nhà trọn gói giá rẻ tại Đông Nai của...
Công ty tư vấn dịch vụ thợ sơn nhà tại Biên Hòa – Giảm giá 20% Công ty tư vấn dịch vụ thợ sơn nhà tại Biên Hòa – Giảm giá 20%
Mục Lục1 Bảng báo giá chi tiết dịch vụ sơn nhà trọn gói giá rẻ tại Biên Hòa của...