Cách tính độ dốc của mái tôn đúng kỹ thuật
Mục Lục
Độ dốc của mái tôn chính là độ nghiêng của mái theo 1 tỷ lệ nhất định. Và phù hợp với phần kết cấu của công trình, với mục đích để thoát nước. Và tránh việc bị ứ đọng nước trên mái nhà gây thấm dột.
Mỗi loại mái ngói, mái tôn hoặc mái thái đều sẽ có độ dốc khác nhau. Tuy nhiên mái càng có độ dốc cao thì khả năng thoát nước sẽ càng nhanh. Nhưng đi kèm đó là quá trình sử dụng sẽ tiêu hao phần vật liệu lợp mái tôn. Về độ dốc mái tôn còn phụ thuộc nhiều vào phần chất liệu được dùng để làm chúng. Thông thường thì độ dốc của phần mái tôn hợp lý nhất tối đa phải là 10%.
Tỷ lệ về phần trăm độ dốc của mái tôn có thể sẽ thay đổi tùy theo mỗi thiết kế công trình sao cho phù hợp, tuy nhiên về cơ bản thì phải đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật của độ dốc mái, thúc đẩy việc thoát nước đạt được hiệu quả nhanh nhất. Sau đây Thành Đạt sẽ hướng dẫn bạn cách tính độ dốc mái tôn đơn giản nhất.
Cách tính độ dốc mái tôn
Các điểm cần lưu ý:
– Cần phân biệt được độ dốc mái ( %) với góc dốc ( độ).
– Độ dốc mái tôn chính là tỷ số của Chiều cao/ Chiều dài mái tôn và được tính bằng công thức là: i = H/L x 100%, và i là độ dốc còn H là chiều cao của mái và L chính là chiều dài của mái.
– Độ dốc 10% sẽ có chiều cao 01m/chiều dài 10m, với góc 6 độ.
– Nhiều người sẽ nhầm tưởng độ dốc 100% chính là góc 90 độ tuy nhiên thực chất lại không phải là như vậy. Độ dốc 100% sẽ có góc 45 độ nếu chiều cao H = chiều dài L trong mái dốc.
– Độ dốc của mái tôn.
Cách tính độ dốc, góc dốc
Các bạn cần phân biệt:
– Độ dốc ( đơn vị %)
– Góc dốc ( đơn vị độ)
Trong thực tế của cuộc sống và trong kỹ thuật thì cách tính độ dốc sẽ đơn giản hơn cách tính góc dốc nhiều vì vậy người ta thường hay sử dụng khái niệm độ dốc.
Độ dốc mái là chính tỷ số của Chiều cao/ Chiều dài mái tôn và được tính bằng công thức:
i = H / L x 100%
Góc dốc alpha được tính bằng công thức:
alpha = arctan (H / L) / 3,14 x 180
Ví dụ:
– Độ dốc 10% là mái tôn có chiều cao H= 01m và chiều dài L = 10m, với góc dốc là 5,7 độ.
– Độ dốc 20% là mái tôn có chiều cao H = 02m với chiều dài L = 10m, với góc dốc là 11,3 độ.
Góc dốc và độ dốc 20% (i=0,2)
Chú ý độ dốc 100% là gì?
Nhiều người sẽ nhầm tưởng độ dốc 100% chính là góc 90 độ tuy nhiên thực chất thì không phải như vậy. Với độ dốc 100% và có góc dốc 45 độ nếu chiều cao H bằng so với chiều dài L. Và kiểm tra nếu H=L thì độ dốc sẽ được tính theo 02 cách như sau:
– Độ dốc i = H/L= 100%
– Góc dốc = arctan (1) /3,14 *180 = 45 độ
Cách tính độ dốc thoát nước mái tôn
Tuỳ thuộc vào vật liệu khi lợp mái tôn và số đo độ dốc của mái thì nhà sản xuất có thể được lấy độ đốc như sau:
– Mái lợp tôn múi: 15 – 20%;
– Mái lợp fibro xi măng: 30 – 40%;
– Mái lợp ngói: 50 – 60%;
– Mái lợp tấm bê tông cốt thép: 05 – 08%.
Trên thực tế tại các dự án xây dựng thi công nhà xưởng tiền chế, thì độ đốc mái tôn thường là từ 10% – 30% và tối thiểu là từ 8% – 10%. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm để hiểu thêm về tải trọng trong tiêu chuẩn mái tôn nhằm có thể tính toán chi tiết được các thông số cần thiết ở trong quá trình thi công làm mái tôn. Và cách tính độ dốc mái tôn dễ dàng hơn.